Đi theo hướng BĐS ít người biết, người thu lãi, kẻ ôm hận

Đi theo hướng BĐS mà thị trường không nhiều người để ý. Những năm trở lại đây tình hình BĐS trong nước diễn ra khá sôi động, bất chấp cả dịch bệnh đang kéo dài. Đa phần các nhà đầu tư thường tham gia cuộc chơi theo số đông. Họ đầu tư vào các phân khúc phổ biến trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó có ít số người lại đi theo hướng riêng biệt mà ít ai để ý tới. Có thể kể đến như bất động sản nghĩa trang hay bất động sản “đất dịch vụ”. Vậy để hiểu rõ hơn về 2 phân khúc BĐS riêng biệt này hãy cùng ffholy.com theo dõi bài viết sau đây.

Đi theo hướng BĐS ít người chú ý “BĐS nghĩa trang”

Thay vì đi theo những cuộc chơi của đám đông. Nhiều nhà đầu tư tìm một hướng đi riêng kiếm lời từ các thị trường được ít người chú ý. Trên thực tế, rất nhiều nhà đầu tư đã hốt bạc từ các thị trường mới lạ này. Ngay cả trong những thời điểm thị trường gặp nhiều khó khăn, thách thức. Ông Nguyễn Văn Thuần vốn là một nhà đầu tư chuyên đất nền vùng ven Hà Nội.

Đi theo hướng BĐS ít người chú ý "BĐS nghĩa trang"
BĐS nghĩa trang đang là hướng đi ít người nghĩ tới

Những cơn sóng trồi sụt của thị trường vùng ven Hà Nội. Trong những năm qua luôn có sự góp mặt của ông Thuần và đội nhóm của ông. Năm 2019, khi nhận thấy thị trường đất nền Hà Nội có quá nhiều đầu nậu. Nhiều cò đất nhảy vào “kiếm ăn” khiến việc buôn bán ngày càng cạnh tranh gay gắt. Nhận thấy lợi nhuận không còn được như trước, ông Thuần bắt đầu tính đến việc tìm một hướng đi riêng. Bất động sản nghĩa trang được ông đánh giá là thị trường riêng biệt có thể sinh lời tốt.

Tìm hiểu thị trường mới lạ

Trước khi bắt đầu đổ tiền bất động sản nghĩa trang. Ông Thuần đã bay vào TP.HCM, Bình Dương, Long An để tìm hiểu thị trường. Tới những nơi có các công viên nghĩa trang quy mô lớn và hiện đại để tìm hiểu sản phẩm. Quay trở lại Hà Nội, ông nhận ra phần lớn các nghĩa trang ở Hà Nội đều đang trong tình trạng quá tải, ô nhiễm. So với phía Nam, thị trường miền Bắc chưa có nhiều các hoa viên được thiết kế theo hướng tích hợp. Chưa có đầy đủ tiện ích, dịch vụ đồng bộ đi kèm, có quy hoạch, thiết kế bài bản.

Ông đánh giá hạn chế của thị trường hoa viên Hà Nội là thuận lợi cho những người đầu tư như ông. Ông nhận định cung ít cầu nhiều sẽ là một yếu tố thúc đẩy tăng giá. Nhóm của ông nhận định phải làm marketing tốt để khách hàng biết đến loại hình này nhiều hơn. Hơn nữa, suất đầu tư các mộ phần không lớn, chỉ tương đương từ 200-800 triệu đồng/mộ phần. Với tầm giá đó thì tài chính sẽ không phải là vấn đề lớn với nhóm ông. Tầm tiền này sẽ phù hợp với khả năng chi trả của phần đông mọi người.

Đi theo hướng BĐS không nhiều người nghĩ tới

Số ít nghĩa trang được thiết kế theo mô hình công viên nghĩa trang ở ven Hà Nội. Kể cả các tỉnh lân cận như Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh lọt vào tầm ngắm của ông Thuần. Ông và hai người bạn quyết định rút toàn bộ tiền ở các thị trường đất nền để tập trung vào phân khúc này. Ông Thuần cho biết, đầu tư mảng này ông thấy tĩnh lặng và thích hơn so với các phân khúc khác. Ông nhận định bởi không có hiện tượng đánh sóng của đầu nậu, cò đất. Một phần do đặc thù của loại hình bất động sản, các chiêu trò cũng ít hẳn.

Ông thường đầu tư trong khoảng 1 năm và sau đó bán ra. Sau 2 năm đầu tư phân khúc này, lợi nhuận ông thu về đạt trung bình 20-25%/năm. “Dù không biến động mạnh như đất nền nhưng đây là 1 tỉ suất ổn định. Ông vẫn cho đây là một thị trường an toàn hơn thay vì trồi sụt lên xuống với đất nền vùng ven”, ông Thuần cho biết. Ông Bùi Đức Hải, một môi giới và cũng là một nhà đầu tư bất động sản nghĩa trang chia sẻ. Thời điểm hiện tại do nguồn cung không lớn. Nguồn cầu luôn hiện hữu nên thanh khoản của phân khúc này khá tốt. Lợi nhuận không biến động mạnh nhưng lại ổn định và tăng trưởng trong những năm gần đây.

Đi theo hướng BĐS – “đất dịch vụ”

Trong khi phân khúc đất nền rất hấp dẫn giới đầu tư như hiện tại. Bên cạnh đó thị trường đất dịch vụ lại không được nhiều nhà đầu tư để ý. Khoảng 2 năm trở lại đây nhiều nhà đầu tư mới quan tâm hơn đến phân khúc này. Nhưng những nhà đầu tư đổ vốn từ 5 năm trước đã thu lời đậm. Đây là loại đất mà nhà nước bồi thường, hỗ trợ cho người dân trong trường hợp thu hồi đất nông nghiệp. Thu hồi nhằm phục vụ việc phát triển kinh tế (thường là xây dựng các dự án).

Đất dịch vụ thường có vị trí tốt

Do là đất đền bù để chuyển đổi nghề nghiệp nên loại đất này thường có có vị trí đẹp. Kinh doanh được và thường xuất hiện ở các vùng đang đô thị hóa mạnh. Chính bởi các đặc điểm này mà không ít nhà đầu tư lựa chọn đất dịch vụ để xuống tiền. Họ nhìn thấy tiềm năng của phân khúc này trong tương lai. Đất dịch vụ tập trung chính ở các khu vực đang phát triển của Hà Nội như An Thượng, An Khánh (Hoài Đức) Dương Nội, Yên Nghĩa, (Hà Đông). Giá đất dịch vụ tại các khu vực này đã thiết lập mặt bằng giá mới trong khoảng 5 năm qua.

Đất dịch vụ thường có vị trí tốt
Đất dịch vụ thường có vị trí tốt

Năm 2016, đất dịch vụ An Thọ (An Khánh) chỉ có mức 10-14 triệu đồng/m2. Tới tháng 2/2021, mức giá chào bán trên thị trường này là 30-35 triệu đồng/m2. Đất dịch vụ Phú Vinh, Vân Lũng, Yên Lũng (An Khánh) cũng nhảy từ mức 7-8 triệu đồng/m2 lên mức 25-30 triệu đồng/m2. Đất dịch vụ Đồng Đế tăng từ mức 35-45 triệu đồng/m2 lên mức 80-90 triệu đồng/m2. Sau 5 năm, đất dịch vụ Yên Nghĩa cũng tăng mạnh, từ 30-35 triệu đồng/m2 lên tới 55-60 triệu đồng/m2 vào đầu năm 2021. Nhiều nhà đầu tư đã thắng lớn khi đổ tiền vào phân khúc này.

Những rủi ro khi đầu tư đất dịch vụ

Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư đã ôm trái đắng từ đất dịch vụ. Bởi khi đền bù đất cho người dân bị thu hồi thì nhiều khu đất dịch vụ mới chỉ nằm trên giấy. Do chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng nên chưa giao đất cho người dân được ngay. Nhiều nhà đầu tư đón sóng thị trường, chấp nhận mua theo kiểu lúa non thông qua hình thức giấy viết tay. Nhiều người lại rơi vào cảnh trớ trêu là mòn mỏi đợi nhiều năm nhưng hạ tầng vẫn chưa được hoàn thiện. Dự án cùng một mảnh đất dịch vụ nằm trên giấy, chủ đất đem bán cho nhiều người. Những nhà đầu tư vốn mỏng, có ý định lướt sóng đều lao đao với thực trạng này.

Những rủi ro khi đầu tư đất dịch vụ
BĐS đất dịch vụ cũng mang lại nhiều rủi ro cho nhà đầu tư

Anh Hoàng Anh Tuấn, giám đốc kinh doanh một sàn chuyên giao dịch đất dịch vụ ở Hà Đông chia sẻ. Khi đầu tư đất dịch vụ nhà đầu tư phải tìm hiểu kĩ càng thông tin quy hoạch. Tìm hiểu tiến độ thực hiện dự án xung quanh khu đất dịch vụ. Nếu đất dịch vụ chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì nhà đầu tư không nên thực hiện giao dịch mua bán. Bên cạnh đó chỉ nên đặt cọc trước chưa nên kỹ hợp đồng vội. Cam kết hai bên sẽ ký hợp đồng mua bán khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thị trường BĐS 6 tháng đầu năm cơ bản đã ổn định

Theo Báo cáo của Bộ Xây dựng, trong 6 tháng đầu năm. Dù có nhiều khó khăn do dịch bệnh gây ra nhưng với sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thị trường bất động sản vẫn cơ bản ổn định. Nhiều cơ chế, chính sách pháp luật về đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản đã được ban hành. Điều đó giúp tháo gỡ khó khăn để tăng nguồn cung cho thị trường bất động sản. Lượng giao dịch, giá giao dịch các loại hình bất động sản có biến động. Mặt tốt là cơ bản vẫn ổn định, không rơi vào tình trạng “đóng băng”.

Hiện tượng tăng giá cục bộ đất nền tại các địa phương đã kịp thời được kiểm soát. Các hoạt động kinh doanh bất động sản, môi giới bất động sản thiếu tính pháp lý được hạn chế. Trường hợp gây nhiễu loại thị trường đã được kịp thời chấn chỉnh. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, dù bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp nhưng thị trường bất động sản tại Việt Nam có dấu hiệu phục hồi, thậm chí, một số phân khúc vẫn có triển vọng tăng trưởng tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *