Hỗ trợ lưu thông hàng hóa nông sản mùa dịch Covid-19

Bộ Công Thương đã có văn bản để kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép được lưu thông bình thường các hàng hóa cần phải vận chuyển với điều kiện bảo đảm phòng và chống dịch COVID-19. Ngoại trừ những hàng hóa cấm kinh doanh hay hàng hóa hạn chế kinh doanh theo quy định.​ Tọa đàm diễn ra vào 9h30 ngày 10/8 ở trên báo điện tử VnExpress, thảo luận và giải quyết các vấn đề lưu thông hàng hóa và nhất là nông sản thời Covid-19.

Toạ đàm ‘Giải quyết nút thắt lưu thông các hàng hóa nông sản thời dịch’ có thêm sự tham gia của hai vị khách mời đó là ông Huỳnh Ngọc Dương – Phó giám đốc của Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk; ông Trần Chí Dũng – là Phó Viện trưởng – Viện Quản trị Logistics Toàn Cầu. Cũng là Trưởng Ban Công nghệ – Đổi mới sáng tạo Hiệp hội các Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA).

Tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả hàng hóa

Xác định dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Tiềm ẩn nhiều khó khăn cho công tác cung ứng và lưu thông hàng hóa. Bộ Công Thương đặt mục tiêu tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu. Để có biện pháp điều tiết kịp thời. Đảm bảo phân phối hàng hóa hợp lý giữa các vùng miền, ổn định cung cầu – giá cả và lưu thông hàng hóa trên địa bàn cả nước. Đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại; hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Góp phần bảo vệ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước.

Tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả hàng hóa
Đảm bảo phân phối hàng hóa hợp lý giữa các vùng miền

Đặc biệt, tăng cường các hoạt động xúc tiến; kết nối giữa nhà sản xuất, cung ứng với các nhà phân phối. Các tổ chức xúc tiến thương mại trong nước ở các địa phương. Chủ động phối hợp, hỗ trợ và hướng dẫn các địa phương. Đối với hoạt động quảng bá, kết nối tiêu thụ nông sản trên môi trường số (Trong điều kiện giãn cách xã hội).

Hỗ trợ và đôn đốc các Hiệp hội, ngành hàng, các doanh nghiệp. Nhằm tháo gỡ khó khăn, thực hiện hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại; quảng bá sản phẩm, ngành hàng. Tìm kiếm mở rộng thị trường trong nước. Để nhanh chóng đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng nông sản có sản lượng lớn đã vào vụ hoặc sắp thu hoạch ở các địa phương.

Lương thực thực phẩm, các sản phẩm nông sản bị tồn đọng nhiều

Vài tháng trở lại đây, Việt Nam đang phải đối mặt trước làn sóng Covid thứ tư. Có quy mô và diễn biến phức tạp, hậu quả cũng nặng nề hơn. Nhiều tỉnh thành trên cả nước đã phải áp dụng Chỉ thị 16 của Chính phủ. Kéo theo cuộc sống của nhiều người dân và nền kinh tế gặp khó khăn. Đặc biệt, tình trạng lương thực thực phẩm hay các sản phẩm nông sản bị tồn ứ; khó tiêu thụ ngay tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Đang là mối quan tâm hàng đầu hiện nay.

Đơn cử, các mặt hàng nông sản tại nhiều tỉnh thành đang có dấu hiệu cung vượt cầu. Do các vùng nông nghiệp đang vào mùa thu hoạch. Trong khi các doanh nghiệp thương lái không thể tiếp cận hết các địa bàn. Để thu mua do các quy định chống dịch. Trong khi đó, người dân ở những điểm dịch căng thẳng đối diện với tình trạng thiếu lương thực. Tuy nhiên lương thực thực phẩm lại không thể đến với người dân.

Lương thực thực phẩm, các sản phẩm nông sản bị tồn đọng nhiều
Lương thực thực phẩm, các sản phẩm nông sản bị tồn đọng nhiều

Về khía cạnh xuất khẩu, Covid-19 đã khiến các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Như Trung Quốc, Mỹ… áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn như kiểm dịch; truy xuất nguồn gốc, tem nhãn, quy cách đóng gói… Gây cản trở cho nông sản Việt xuất khẩu ra thế giới.

Giải pháp giúp lưu thông hàng hóa nông sản trong Covid-19

Để tháo gỡ nút thắt này, từ phía các cơ quan chức trách cho đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực Nông nghiệp Việt Nam đã và đang tìm và thử nghiệm nhiều biện pháp để giải quyết bài toán lưu thông và tiêu thụ nông sản nhưng thực tế vẫn gặp nhiều cản trở và chưa thực sự giải quyết được vấn đề một cách hiệu quả.

Vậy đâu là những khó khăn mà chúng ta phải đối mặt trong việc lưu thông hàng hóa trong nước và quốc tế? Phải đưa ra những phương án và hướng đi nào hiệu quả để giải quyết bài toán logistics trong ngành Nông nghiệp tại thời điểm dịch bệnh khó khăn? Tất cả những nội dung này sẽ cùng được ông Huỳnh Ngọc Dương và ông Trần Chí Dũng bàn luận trong toạ đàm kinh tế với chủ đề: “Giải quyết nút thắt lưu thông hàng nông sản Việt trong mùa dịch”. Tọa đàm nằm trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số Nông nghiệp Việt Nam 2021 và Triển lãm Nông nghiệp thực tế ảo.

Cụ thể, các chuyên gia sẽ thảo luận cách xây dựng mô hình kết nối tiêu thụ nông sản để giải quyết triệt để tình trạng tiêu thụ nông sản bằng “tinh thần giải cứu”, thống nhất một phương án phòng dịch và kiểm soát lưu thông hàng hóa cụ thể để từ đó ứng phó tốt hơn với các tình huống trong tương lai.

Bên cạnh đó, các chuyên gia sẽ chia sẻ thêm về giải pháp phân phối tiêu thụ các mặt hàng nông sản trên các sàn thương mại điện tử, gian hàng nông sản online, cũng như tiềm năng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *