Nguyên nhân và cách xử lý vết nứt trong kết cấu nhà

Bất cứ đồ vật nào đều sẽ bị biến đổi theo quy luật của thời gian. Nhà ở cũng sẽ không nằm ngoài quy luật đó. Nhà ở sẽ có những dấu hiệu xuống cấp ít nhiều. Đây là một điều hết sức hiển nhiên không tránh khỏi. Kết cấu chính của ngôi nhà như dầm, cột, và tường sẽ có dấu hiện nứt trong kết cấu nhà.

Đây là biểu hiện thường thấy ở những ngôi nhà xuống cấp. Những vết nứt này sẽ không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà. Mà nó còn chứa đựng mối nguy hiểm tiềm tàng nữa. Nếu như không có các biện pháp khắc phục nhanh chóng và hữu hiệu. Đừng quá lo lắng, vì bài viết này của chúng tôi sẽ đem đến cho bạn các cách để xử lý, và gia cố hiệu quả.

Nguyên nhân gây ra vết nứt trong kết cấu nhà ở

Do thời tiết gây ra vết nứt trong kết cấu nhà

Thời tiết thường xuyên có mưa, làm cho tường nhà bị ẩm hoặc khí hậu nóng ẩm quanh năm. Kết quả là nguyên nhân làm cho tường nhà xuất hiện nhiều đường rạn nứt. Các vết nứt trong trường hợp này thường có dạng chân chim. Hoặc các vết nứt có kích thước nhỏ (khoảng dưới 3mm) kéo dài và vắt ngang trên bờ tường

Nguyên nhân gây nứt trong kết cấu nhà ở
Xử lý vết nứt trên tường nhà

Do nền móng yếu

Tp Hồ Chí Minh nói riêng và những địa phương có nền đất yếu nói chung. Đều gia tăng tốc độ sụt lún địa tầng. Nói cách khác là, khi thi công không khảo sát kỹ địa hình xây dựng và có những tính toán chưa hợp lý về khả năng chịu tải. Kết quả là khiến nhà bị sụt lún sau một thời gian sử dụng. Những vết nứt như thế này sẽ rất khó để khắc phục hoàn toàn hoặc nếu có cũng chỉ mang tính tạm thời khi nguyên nhân sâu xa là từ móng nhà yếu không được giải quyết.

Các vết nứt nghiêng trên tường, nức dầm hoặc nứt trần nhà là loại vết nứt “khó chịu” nhất và sẽ khó sửa nhất. Thường nó có thể xuất hiện tại nhiều mảng tường, ở nhiều tầng. Quy luật là xuất hiện sát mép sàn, gần các cột và xiên dần vào giữa mảng tường; hoặc xuất hiện ở các góc dưới của bậu cửa sổ, xiên xuống dưới.

Do thi công ẩu

Các vết nứt cũng một phần do kỹ thuật tô tường (tường khô quá vẫn tô, hồ trộn không đều, hồ tô mỏng – tối thiểu phải 1cm, tô xong bị nắng nhiều, không dưỡng hộ đúng…). Hoặc việc tô trát và sơn nước không đúng kỹ thuật, thi công sai quy trình

Vết nứt trong kết cấu nhà ở
Vết nứt trong kết cấu nhà ở

Bên cạnh đó do muốn giảm thiểu tất cả chi phí từ chủ đầu tư đến nhà thầu. Nên phần kỹ thuật đã bị bỏ qua, tính toán sai kết cấu chịu lực của cột, dầm, sàn

Bên cạnh 3 nguyên nhân chính thường xuyên gặp phải. Việc xác định nguyên nhân nứt nhà cần đội ngũ thợ có chuyên môn đến khảo sát, kiểm tra hiện trạng. Khi xác định được nguyên nhân nứt sẽ có cách xử lý các vết nứt triệt để. Phụ thuộc vào hiện trạng nhà cũng như điều kiện thi công và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.

Cách xử lý và khắc phục nứt tường trong kết cấu nhà

Các bạn nên chủ động chống nứt tường bằng giải pháp khe co giãn. Ngoài ra còn có thể chủ động trong việc chống nứt bằng cách sử dụng các sản phẩm lớp phủ có khả năng đàn hồi và tuổi thọ cao, ít bị xuống cấp khi tiếp xúc trực tiếp với tia tử ngoại từ mặt trời.

Với những bức tường bị nứt, bạn có thể gia cố bằng cách tìm đến vết nứt, khoanh vùng vết nứt một đường bao từ 5mm đến 1cm, sau đó dùng keo silicon, loại có thể sơn lên được, cẩn thận bắn vào vùng đường bao. Đợi keo khô sau vài tiếng, bạn có thể cấn thận chà nhám bề mặt vùng bắn keo rồi sơn lại.

Đối với những trường hợp tường bị nứt nặng, bạn có thể giải quyết bằng cách đục hết lớp hồ tô, vệ sinh sạch sẽ phần tường thô, sau đó đóng vào tường lưới thép gia cố rồi tô lại tường, sau cùng là sơn tường lại như lúc đầu.

Vết nứt trên tường nhà
Xử lý và khắc phục nứt tường trong kết cấu nhà

Cách xử lý khi dầm cột xuất hiện nhiều vết nứt lớn nhỏ

Với nguyên nhân trong quá trình thì công không cẩn thận hoặc sai sót khi không đặt đủ tháo neo vào tường. Ở vị trí dầm cột thường hay xuất hiện nhiều vết nứt lớn nhỏ. Cách gia cố vết nứt ở những vị trí này là bạn dùng máy cắt tạo rãnh sâu. Sau đó làm sạch và tạo độ ẩm cho phần mặt tường thô. Sau đó bắn keo silicon hoặc vữa sửa chữa loại đông cứng nhanh. Chờ keo hoặc vữa khô, bạn có thể trát vữa và sơn tường lại như ban đầu.

Xem thêm các bài viết về Kinh nghiệm sửa chữa nhà tại đây.

Cách gia cố vết nứt do lún nền móng – loại vết nứt khó sửa chữa nhất

Trong những vết nứt có thể xảy ra với hệ kết cấu, các vết nứt nghiên trên tường, dầm hoặc trần nhà là loại vết nứt khó sửa chữa nhất. Nguyên nhân gây ra các vết nứt khó chịu này thường là do móng nhà nông. Không đủ tải trọng và không được xử lý triệt để.

Biện pháp gia cố ở các vị trí nguy hiểm có khả năng nứt cao như ở các vị trí tường cột, tường dầm tiếp giáp. Hay ở các mép cửa, cửa sổ, bạn có thể tiến hành gia cố bằng lưới thép để chống nứt. Đầu tiên, tô một lớp xi măng nguyên chất thật mỏng lên khu vực dự định đặt lưới thép đủ để giữ lưới thép. Tiếp theo, đặt lưới thép lên khu vực vừa tô rồi tô thêm lớp dầu mỏng phía trên. Sau cùng bạn tô tường và sơn lại bình thường.

Một lưu ý nhỏ là sau khi tiến hành gia cố các chỗ nứt, bạn nên đánh dấu bằng bút chì ở vị trí phát hiện vết nứt. Sau đó theo dõi vết nứt có phát triển hay không, nếu có, nếu vết nứt ngày càng lan rộng và vượt quá mức cho phép. Cần có biện pháp xử lý từ các đơn vị tư vấn và thi công có kinh nghiệm trong vấn đề này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *