Những điều cần lưu ý khi tháo dỡ tường sửa nhà

Nhu cầu sửa chữa, và cải tạo nhà cũ hiện nay ngày càng cao. Nhiều gia chủ cũng muốn phá dỡ đi một số bức tường để có thể mở rộng diện tích không gian cho ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, không phải gia chủ nào cũng có đủ kiến thức cơ bản trong việc tháo dỡ tường. Rất nhiều các trường hợp gia chủ đã phá nhầm những bức tường có thể chịu lực. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu của ngôi nhà. Chính vì vậy, bài viết này chúng tôi sẽ phân tích cho các bạn thấy những chú ý khi các bạn phá dỡ tường trong sửa chữa nhà, hoặc cải tạo nhà ở cũ.

Không thể tháo dỡ tường chịu lực

Tường chịu lực là loại tường có vật liệu chế tạo tường thường bằng gạch nung bằng đất sét; hoặc bằng các loại vật liệu khác có tính chất tốt hơn. Bề dày tối thiểu của gạch là 20cm. Khi gõ vào những bức tường này chúng ta sẽ nghe thấy âm thanh phát ra rất “đặc”. Còn đối với những loại tường khi gõ lên. Mà thấy âm thanh vang thì khẳng định 90% đây là tường không chịu lực.

Không thể tháo dỡ tường chịu lực
Tháo dỡ tường nhà

Không được mở cửa sổ hoặc cửa ra vào tại các bức tường chịu lực. Bởi điều này sẽ phá hủy trọng lượng của bức tường. Trước khi tiến hành thi công gia chủ nhớ phải làm đơn xin phép sửa nhà. Và gửi đơn này đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền và chờ những cơ quan này phê duyệt.

Không được tháo các thanh thép trên tường tránh ngôi nhà bị sập

Nếu cấu trúc của ngôi nhà được ví như cơ thể con người thì các thanh thép trên tường được xem là khung xương của người đó. Khung xương đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể. Chính vì thế nếu các thanh thép mà bị phá hủy thì đồng nghĩa với việc tường nhà. Thậm chí là ngôi nhà có thể bị sập bất cứ lúc nào gây nguy hiểm cho các thành viên trong nhà.

Tuyệt đối không được tháo dỡ tường phân cách giữa ban công và phòng

Thông thường giữa ban công và trong phòng sẽ được bố trí một bức tường. Trên bức tường này thường sẽ có cửa ra vào và cửa sổ. Trong trường hợp này gia chủ có thể phá dỡ cửa. Nhưng tuyệt đối không được phá dỡ bức tường phân cách này. Phá dỡ bức tường này sẽ làm cho khả năng chịu tải của ban công bị giảm xuống. Khiến ban công có thể bị sập.

phá tường sửa chữa nhà cũ
Phá tường sửa chữa nhà cũ

Không tháo dỡ hoặc di chuyển vị trí của các dầm và cột trong phòng gây nguy hiểm

Những chiếc dầm và cột này được sử dụng để đỡ phần sàn tầng trên. Nếu phá dỡ, toàn bộ tầng trên sẽ bị đổ xuống. Vô cùng nguy hiểm, do vậy không được tháo dỡ hoặc di chuyển vị trí của các thanh dầm và cột.

Không làm hỏng lớp chống thấm của phòng tắm và nhà bếp

Phía dưới sàn nhà vệ sinh và nhà bếp đều được lắp đặt lớp chống thấm. Nếu lớp chống thấm này bị hỏng, ảnh hưởng của nó là rất lớn. Nó sẽ gây rò rỉ xuống tầng dưới, gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của mọi người. Do đó, khi bạn thay vật liệu sàn, hãy cẩn thận để không làm hỏng lớp chống thấm. Nếu gia chủ dỡ lớp sàn và xây lại lớp chống thấm. Khi thi công xong cần tiến hành đóng nước từ 24 đến 48 giờ để kiểm tra tình hình chống thấm. Nếu không có hiện tượng rò nước. Có nghĩa là quy trình chống thấm đã được thực hiện một cách chính xác. Còn ngược lại gia chủ cần tiến hành chống thấm lại.

Xem thêm các bài viết về Kinh nghiệm sửa chữa nhà tại đây.

Không thay đổi đường ống dẫn khí và đường ống sưởi

Khi sửa chữa cải tạo lại nhà cũ, gia chủ không nên thay đổi các đường ống dẫn khí và đường ống sưởi. Bởi vì, trước đây khi xây dựng nhà, hầu hết mọi người đã lựa chọn những đội thi công chuyên nghiệp tới để lắp đặt các đường ống này nên về cơ bản là chúng không sao. Tuy nhiên, nếu gia chủ vẫn muốn thay đổi những đường ống này, thì cần hết sức trong khâu lắp đặt, nếu không sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của mọi người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *