Việt Nam có mức tiêu thụ mì ăn liền tăng lên tới 14,79%

Trong thống kê của WINA thì nhu cầu mì ăn liền ở Việt Nam đạt mức cao. Trong năm 2020, tăng lên tới 14,79%, nguyên nhân là do chịu sự tác động của dịch bệnh. Theo như con số thống kê thì Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 trên thế giới trong việc tiêu thụ mì.

Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có dân số đông, nên lượng tiêu thụ mì ăn liền tăng mạnh. Đây cũng là hai quốc gia đứng đầu bảng trong việc tiêu thụ thực phẩm mì ăn liền. Vì thế, các ông trùm trong mặt hàng mì gói đạt doanh thu rất khủng.

Nhu cầu mì ăn liền trên toàn cầu tăng cao

Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA) thống kê, nhu cầu về mì toàn cầu năm 2019 tăng 3,45%. So với năm trước đó nhưng năm 2020 đã tăng 14,79%; so với năm 2019 do nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh dưới tác động của dịch Covid-19.

Nhu cầu mì ăn liền trên toàn cầu tăng cao
Nhu cầu mì ăn liền trên toàn cầu tăng cao

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường Facts and Factors. Doanh thu của mặt hàng này dự kiến sẽ tăng từ 45,67 tỷ USD trong năm 2020 lên 73,55 tỷ USD. Vào năm 2026, tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm sẽ đạt 6%/năm trong giai đoạn 2021-2026.

Điều này cho thấy tiềm năng phát triển kinh doanh thực phẩm này. Trên cả thị trường nội địa và thị trường thế giới khá cao. Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã dẫn đến các biện pháp đóng cửa biên giới. Giãn cách xã hội của các nước trên thế giới, phần lớn người tiêu dùng chuyển sang các bữa ăn tự nấu và dự trữ thực phẩm khô trong thời gian dài.

Tính tiện lợi của mì giúp ngành công nghiệp này phát triển

Mì ăn liền với các yếu tố như sự tiện lợi, hương vị, đa dạng về chủng loại. Giá cả phù hợp với tất cả các phân khúc người tiêu dùng. Đã thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của mặt hàng này. Từ thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA). Có thể thấy thị trường châu Á có sức tiêu thụ lớn nhất.

Đặc biệt là khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) chiếm 56,45% tổng tiêu thụ toàn cầu năm 2020. Thứ hai là Đông Nam Á với 5 thị trường tiêu thụ chính gồm Indonesia, Việt Nam, Philippines, Thái Lan và Malaysia, chiếm 25,24%.

Trung Quốc tuy có nhu cầu về mì ăn liền cao nhất thế giới. Nhưng tốc độ tăng trưởng về tiêu thụ không cao như Việt Nam. Theo WINA, nhu cầu mì ăn liền của Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới với lượng tiêu thụ năm 2020 tăng 29,47% so với năm 2019.

Mì ăn liền chiếm tỷ lệ cao trong các nước khối ASEAN

Trong các nước khối ASEAN, Philippines cũng có tỷ lệ tăng trưởng về nhu cầu mặt hàng mì gói, mì cốc khá cao, đạt 16,1% vào năm 2020. Nguyên nhân bởi Philippines là quốc gia chịu nhiều thiên tai. Nên hầu hết người dân có xu hướng tiết kiệm tiền cho tương lai. Luôn dự trữ thực phẩm có thể dễ dàng nấu chín phòng trừ trong thời gian xảy ra thiên tai. Do vậy, mì ăn liền chính là một lựa chọn tối ưu nhất.

Mì ăn liền chiếm tỷ lệ cao trong các nước khối ASEAN
Mì ăn liền chiếm tỷ lệ cao trong các nước khối ASEAN

Theo khảo sát mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam. Tỷ lệ tiêu thụ thực phẩm này trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng 67%. Thống kê hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam. Nhưng không chỉ có các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam, nhiều thương hiệu quốc tế khác cũng đang thâm nhập vào thị trường nội địa.

Tận dụng ưu đãi về thuế suất nhập khẩu từ các Hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia. Cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, điều này khiến thị trường Việt Nam rất phong phú. Đem lại nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng cả về chủng loại và giá cả mặt hàng.

Tính ứng dụng của mì trong đời sống

Không đơn giản chỉ là sản phẩm thực phẩm, mì còn có vai trò; sứ mệnh đặc biệt với xã hội. Với ưu điểm “ăn liền” và bảo quản được lâu. Mì ăn liền là sản phẩm lương thực có tính xã hội rất cao.

Đây được coi là thực phẩm dự trữ của nhiều quốc gia. Có “nhiệm vụ” tiếp tế, cứu trợ lương thực. Mì luôn có mặt kịp thời tại những vùng thiên tai dịch họa như động đất, núi lửa, bão lũ, là món ăn cứu đói của hàng triệu triệu người dân. Từ Nhật Bản, Đông Nam Á, châu Phi đến tận châu Âu, châu Mỹ.

Mì ăn liền là một trong những sản phẩm ra đời trong nhu cầu bận rộn của nhiều người. Mì tồn tại ở mọi ngóc ngách của thế giới. Có thể nói mì đã trở thành món ăn nhanh phổ biến nhất nhờ vào hương vị khó cưỡng. Tiết kiệm chi phí và thời gian mà lại dễ chế biến hơn bất cứ món ăn nào khác. Mì hội đủ các yếu tố: thơm ngon, tiện lợi, đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng và giá cả hợp lý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *