Trái thanh long rớt giá khi Trung Quốc ngừng nhập khẩu

Thanh long là loại trái cây trồng nhiều ở vùng Bình Thuận của nước ta. Mặt hàng này chủ yếu xuất khẩu vào Trung Quốc và các thị trường lân cận. Tuy nhiên, việc Trung Quốc ngừng nhập khẩu trái thanh long khiến người trồng gặp khó. Mỗi ký thanh long chỉ giao động từ 3.000 – 4.000 đồng vì tình trạng rớt giá.

Một số hộ trồng thanh long cho biết rất ít thương lái đến hỏi mua. Trong thời gian tới, khi thanh long chín đều rất dễ bị hư hỏng nếu không kịp tiêu thụ. Bên cạnh đó, trong vụ mùa tiếp theo thì sản lượng thanh long sẽ giảm mạnh.

Đầu ra trái thanh long gặp khó khi Trung Quốc ngừng tiêu thụ

Đại diện Hiệp hội Thanh long Bình Thuận cho biết. Sau khi nhận được thông tin phía Trung Quốc tạm ngừng nhập trái thanh long qua hai cửa khẩu Hà Khẩu và Thiên Bảo (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc). Ngay lập tức giá thu mua trái thanh long đã rớt rất sâu. Giá mua tại vườn hiện giờ chỉ còn 3.000 – 4.000 đồng/kg. Giảm khoảng 1/3 so với 1 tuần trước đó.

Đầu ra trái thanh long gặp khó khi Trung Quốc ngừng tiêu thụ
Đầu ra trái thanh long gặp khó khi Trung Quốc ngừng tiêu thụ

Nhiều nông dân phản ánh thương lái thu mua giá thấp và lựa hàng rất khó. Một số nơi phải chờ rất lâu mới có thương lái đến hỏi mua. Theo vị này, sau khi thanh long qua 2 cửa khẩu trên gặp khó. Các doanh nghiệp tại Bình Thuận đang tăng xuất qua cửa khẩu Tân Thanh – Pò Chai và chủ động tìm kiếm nhiều thị trường khác.

Tuy nhiên, nếu không có những giải pháp kịp thời. Hàng chục nghìn tấn thanh long tại Bình Thuận đến lúc chín đồng loạt sẽ rất dễ bị hỏng. Ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Long An cho biết. Đầu ra cho trái thanh long tại tỉnh này cũng đang gặp khó. Người dân hầu như không tiêu thụ được.

Dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu trái thanh long

Phía Hiệp hội vận động các doanh nghiệp thu mua đưa vào kho trữ lạnh. Song việc này cũng chỉ được đợt đầu thu hoạch (1 đợt thu hoạch 10 ngày). Nếu như các doanh nghiệp không tiêu thụ được ngay. Những đợt thu hoạch sau sẽ khó mua trữ lạnh hỗ trợ nông dân.

Hiện giá thanh long mua tại đồng vào khoảng 3.000 đồng/kg. Với mức giá này, người dân thua lỗ bởi giá thành thanh long vào khoảng 10.000 đồng/kg. Theo ông Trịnh, nếu giá thanh long tiếp tục giảm sâu hơn. Nhiều nhà vườn sẽ bỏ hoa, không cho ra trái để nuôi cây. Dự kiến, sản lượng thanh long tại Long An trong thời gian tới cũng sẽ giảm mạnh.

Đại diện Tổ công tác phía Nam của Bộ NN&PTNT cho biết. Vừa qua tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), phía Trung Quốc thông báo lấy mẫu trên thùng xe chở thanh long có phát hiện dương tính với virus SARS-CoV-2. Do đó, họ đã dừng thông quan một ngày để làm công tác khử khuẩn. Tuy nhiên, sau việc này, việc thông quan thanh long diễn ra chậm, mỗi ngày chỉ khoảng 20 – 30 xe.

Trung Quốc giảm mạnh nhu cầu nhập khẩu trái cây

Theo vị này, đến nay cũng chưa có căn cứ khoa học nào khẳng định virus SARS-CoV-2 lây qua nông sản. Phía Bộ cũng đang trao đổi với Trung Quốc để nắm thêm thông tin này. Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn do nhu cầu của nước này đang giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Trước đó, phía Trung Quốc cũng đã thông báo về việc cửa khẩu Hà Khẩu (Lào Cai). Sẽ tạm dừng nhập khẩu thanh long Việt Nam từ 0h ngày 18/7 đến 24h ngày 17/8. Bộ NN&PTNT cho biết, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc hơn 1 triệu tấn hoa quả. Do vậy tình trạng trên ảnh hưởng ít nhiều đến xuất khẩu trái cây, đặc biệt là thanh long.

Trung Quốc giảm mạnh nhu cầu nhập khẩu trái cây
Trái Thanh long

Giá thanh long tại nhiều nơi xuống 6.000 đồng/kg. Thấp hơn rất nhiều so với thời điểm chưa phải thực hiện giãn cách xã hội là 25.000 – 27.000 đồng/kg. Loại ngon là 35.000 – 40.000 đồng/kg.

Trước tình hình này, Bộ NN&PTNT yêu cầu các tỉnh, thành phố. Hiệp hội Rau quả Việt Nam phổ biến kịp thời thông tin trên đến các doanh nghiệp sản xuất. Kinh doanh rau quả xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trên địa bàn và trong phạm vi phụ trách. Khuyến cáo các doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc. Chủ động theo sát diễn biến hoạt động xuất khẩu trái cây qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc; có kế hoạch đưa hàng lên biên giới, tránh ùn ứ.

Số liệu thống kê diện tích trồng thanh long tại Bình Thuận

Theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Bình Thuận. Hiện toàn tỉnh có 33.750 ha canh tác cây thanh long. Vượt xa quy hoạch đến năm 2025, sản lượng thanh long năm 2020 đạt gần 700.000 tấn. Những địa phương có diện tích thanh long nhiều nhất Bình Thuận là huyện Hàm Thuận Nam (gần 15.000 ha), Hàm Thuận Bắc (hơn 9.000 ha), Bắc Bình (hơn 4.700 ha).

Tại huyện Hàm Thuận Nam, nơi chiếm gần 50% tổng diện tích thanh long của Bình Thuận. Đã vượt quy hoạch của địa phương gần 2.000 ha. Hiện vẫn được nông dân nơi đây liên tục mở rộng sản xuất. Vì giá trị kinh tế mang lại vẫn cao hơn những cây trồng khác.

Thanh long được trồng nhiều ở Bình Thuận
Thanh long được trồng nhiều ở Bình Thuận

Theo Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận, trong số này trái thanh long xuất khẩu qua đường chính ngạch chỉ hơn 6.800 tấn. Mang lại giá trị xuất khẩu 8,1 triệu USD, còn lại chủ yếu tiêu thụ theo phương thức mua bán biên mậu với thương nhân Trung Quốc thông qua các cặp cửa khẩu.

Việc phụ thuộc lớn vào một thị trường theo con đường xuất khẩu tiểu ngạch khiến giá trái thanh long luôn bấp bênh. Công tác xúc tiến thương mại ra các thị trường mới vẫn chưa thể theo kịp với sự phát triển diện tích thanh long. Vì vậy, giá thanh long chưa thể ổn định khi tình trạng cung luôn vượt quá cầu.

Mời bạn xem thêm các thông tin thú vị và bổ ích khác tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *